image banner
Năm 2023 đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số
Hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về các biện pháp quản lý sinh vật gây hại cây trồng bị ảnh hưởng sau bão số 3 (Bão YAGI) và mưa lũ
Lượt xem: 9

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG BỊ ẢNH HƯỞNG SAU BÃO 

(Kèm theo Công văn số 995/TV-BVTV ngày 18/9/2024 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) 

1. Đối với cây lúa (áp dụng trên những diện tích lúa có khả năng hồi phục, cho thu hoạch) 

1.1. Bệnh hại Sau bão số 3, trên đồng ruộng lá, thân cây lúa bị táp, dập nát, ngập úng là môi trường thích hợp cho bệnh xâm nhiễm và gây hại như: bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, lem lép hạt, khô vằn, bệnh đạo ôn cổ bông... Vì vậy, nông dân tuyệt đối không được bón đạm hoặc phun các loại thuốc kích thích sinh trưởng có chứa đạm tại thời điểm này. 

- Các giống nhiễm bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn như giống: BC15, Đài thơm 8, TBR225 và các giống lúa lai... có thể phun phòng bằng các loại thuốc: Totan 200WP, Kasumin 2SL, Xantocin 40WP, Starner 20WP. 

- Những diện tích lúa ở giai đoạn đòng già - trỗ bông: Phun trừ bệnh Khô bệnh, phòng lem lép hạt và phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông (trên giống nhiễm BC 15, TBR225, Nếp, Đài Thơm 8, J02…) bằng các loại thuốc sau: 

+ Thuốc trừ bệnh khô vằn, phòng bệnh lem lép hạt: Tilt Super 300EC, Help 400SC, Nevo 330EC, Chevin 40WG, Anvil 5SC, Calihex 5SC... 

+ Thuốc phòng bệnh đạo ôn cổ bông: Filia 525SE, Bump 650WP, Bump gold 40WP, Bamy 75WP, Kasai-S 92SC, Bankan 600WP, Ninja 35EC, FujiOne 40EC, Kasoto 200 SC, Fu-Army 30WG... 

1.2. Sâu hại - Rầy nâu - Rầy lưng trắng: Kiểm tra mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng, theo dõi chặt chẽ diễn biến phát sinh của rầy để hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời nơi có mật độ cao từ 2.000 con/m2 trở nên với lúa trước trỗ, từ 1.000 con/m2 trở nên với lúa sau trỗ, thuốc phun trừ: Chess 500WG, Sutin 50WP, Amira 25WG, Cheestar 50WG, Chatot 600WG, Oshin 20WP... 

- Sâu đục thân 2 chấm: Theo dõi chặt chẽ trưởng thành và mật độ ổ trứng trên lúa giai đoạn đòng già - trỗ bông; chủ động phun trừ những diện tích có mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m2 trở lên bằng các loại thuốc: Incipio 200SC, Voliam targo 063SC, Minecto Star 60WG, Chlorferan 240SC, Prevathon 5SC... 

2. Cây rau màu và cây hoa 

- Những diện tích cây rau màu, cây hoa bị hỏng hoàn toàn: tiêu thoát nước, vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây trồng, tiêu hủy; bón vôi 20kg/sào để cải 4 tạo đất hoặc bón (phun) chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma hạn chế nấm bệnh phát sinh gây hại trong đất, tranh thủ thời tiết khô ráo tiến hành làm đất và trồng vụ mới. 

- Những diện tích cây trồng có thể phục hồi sinh trưởng và cho thu hoạch: 

Theo dõi, kiểm tra phun thuốc trừ bệnh theo hướng dẫn; cây trồng bị ngập úng lâu ngày nên bộ rễ kém phát triển, rễ bị đứt một phần hoặc xây sát thân, lá… làm cho nấm bệnh, vi khuẩn trong đất phát sinh và gây hại như bệnh: Bệnh lở cổ rễ, chết ẻo cây con, bệnh héo rũ gốc mốc trắng, bệnh héo xanh vi khuẩn, héo vàng... cần tưới gốc bằng các chế phẩm vi sinh (Trichoderma, AT-YTB,...) hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật có trong Danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam như: Starsuper 20WP, Daconil 75WP, Kasumin 2SL, Kamsu 2SL, Biosomin 2SL, Bonny 4SL... hạn chế nấm bệnh gây hại và giúp cây phục hồi sinh trưởng.

Bệnh héo xanh vi khuẩn: Áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật: nhổ bỏ thu gom những cây bệnh và tiêu hủy (tuyệt đối không vứt xuống nguồn nước tưới), rắc vôi bột khử khuẩn tại gốc cây bị bệnh; sử dụng cây giống sạch bệnh, cây ghép gốc, giống chống chịu, bón phân cân đối phân N, P, K. Không tưới tràn, tưới rãnh khi trong ruộng đã xuất hiện bệnh hại để hạn chế lây lan cây bệnh sang cây khỏe. Có thể sử dụng một số loại thuốc BVTV phòng, trị bệnh héo xanh vi khuẩn để phun lá, tưới gốc: Lobo 8WP, Starner 20WP, Ychatot 900SP, Biobac WP… 

3. Cây ăn quả, cây cảnh: Cây na, cây táo, cây có múi, cây ổi, cây xoài, vải, nhãn…, cây đào, cây quất… 

Kiểm tra và tiến hành tiêu hủy những cây bị hại nặng sau bão không có khả năng hồi phục; nếu trên 65% số cành/cây bị khô (không có nhựa luyện, vỏ cành, cây héo khô, lá treo trên cành, thân) thì nên đào bỏ, chặt cây đem tiêu hủy, xử lý đất rắc vôi bột xử lý đất, tưới/ rắc thuốc nấm, thuốc trị tuyến trùng để phòng trừ nguồn bệnh lây lan ra diện rộng; trồng cây mới. 

- Đối với vườn cây bị ảnh hưởng sau bão và mưa lũ làm gãy cành, đổ nghiêng và ngập úng; tiêu thoát nước; la tỉa cành bị gãy, dập, thu gom quả rụng, cành, lá mang tiêu hủy; chống, dựng lại cây, chèn chặt đất tại gốc cây, tiến hành các biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh như sau: 

+ Xới phá váng mặt đất xung quanh gốc cây (sâu 5-10cm) để đất tơi xốp, tạo điều kiện cho rễ cây hút được ôxy. Sử dụng thuốc kích thích ra rễ ra lá (loại dùng cho cây thân gỗ) phun lên cây và tưới mặt đất theo hình chiếu tán cây, giúp cây ra rễ, ra lộc mới (phun ít nhất 2 lần vào thời điểm trời nắng, khô ráo, lần 2 cách lần 1 từ 5-7 ngày). Sau 2-3 tuần sau phun kích rễ, kích lá tiến hành bón phân theo hình chiếu tán cây cho cây ăn, nuôi cây.  

+ Cây đổ, gẫy, cưa, cắt có vết thương xây xát, xử lý vết xước/vết cắt bằng dung dịch sát khuẩn: nước vôi đặc, dung dịch Boóc-đô hoặc thuốc BVTV có chứa gốc đồng như: Zineb Bul 80WP, Daconil 75WP, Mancozeb 800WP...), sau đó rắc vôi bột xung quanh gốc cây khử khuẩn, cải tạo đất; có thể sử dụng một trong các thuốc trừ nấm bệnh có hoạt chất phun hoặc tưới: Fosetyl Aluminium hoặc Metalaxyl + Mancozeb hoặc Dimethomorph... 

+ Bệnh xì mủ (chảy gôm) sử dụng một trong các loại thuốc trừ nấm phổ rộng: Aliette 800WG, Ridomil Gold 68WG… khuyến cáo sử dụng chế phẩm sinh học (Trichoderma) bón hoặc tưới xung quanh gốc cây để hạn chế nấm bệnh gây hại. 

+ Tuyến trùng hại rễ, thân cây: Có thể sử dụng các sản phẩm Marshal 5 G, Oncol 20 EC), Solvigo 108SC, Oncol 20EC, Map Logic 90WP, Suphu10GR, Makeno 10GR, … để rắc, tưới vào gốc cây tiêu diệt tuyến trùng; tưới xử lý đất, phòng trừ tuyến trùng trên luống hoặc trong bầu cây trước khi ươm bầu giống 5 - 7 ngày. Không sử dụng phân tươi, phân chưa hoai mục bón cho cây trồng tại các vùng bị tuyến trùng gây hại. 

- Cây Thanh long: Tiêu thoát nước, thu gom tàn dư thực vật, cỏ dại quanh trụ cây, vườn cây, dùng vòi bơm nước rửa sạch trụ; để khô 1-2 ngày, phun thuốc trừ bệnh thối rễ, gốc, thối cành bằng các loại thuốc sau: Boóc-đô, Norshield 86.2WG hoặc Coc 85 (thành phần Copper Oxychloride)... nên phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 3-5 ngày. 

- Cây chuối: Thân chính bị gẫy, đổ, tiến hành đốn bỏ, thu gom dọn sạch cây gãy trong vườn; tiêu thoát nước, xới xáo vườn chuối; bón vôi hoặc nấm đối kháng Trichoderma cải tạo đất, khử khuẩn và hạn chế nấm hại, chăm sóc, bón phân cho cây con để cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi. 

Lưu ý: 

- Pha và phun thuốc theo hướng dẫn trên vỏ chai, gói thuốc; 

- Đối với cây lúa trỗ bông nên phun thuốc BVTV vào thời điểm sáng sớm khô sương hoặc chiều mát; 

- Tuyệt đối không bón phân cho cây ngay sau rút khi nước mưa lụt sau bão lũ, tránh tình trạng rễ cây mới ra bị mặn phân, sốc phân và ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây; 

- Thu gom vỏ bao gói thuốc BVTV, phân bón bỏ vào nơi quy định bảo vệ môi trường./.

btvxahungtien
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tin mới